Vũ khí hạt nhân là gì ?
Vũ khí hạt nhân là một vũ khí mạnh ở mức độ hủy diệt, năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc phản ứng hợp hạch gây ra khác biệt hoàn toàn so với những loại bom hay chất nổ thông thường.
Hiện nay, có 9 nước trên thế giới tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân, với khoảng 15000 đầu đạn hạt nhân và con số này vẫn ngày một tăng lên. Hiện nay, ngoài bom A và bom H còn có nhiều loại vũ khí hạt nhân khác nhau như: Đầu đạn gắn vào các tên lửa liên lục địa, tên lửa hành trình hay ở quy mô nhỏ hơn như đạn pháo và mìn.
Vũ khí hạt nhân mạnh cỡ nào ?
Cùng xem video vụ thử hạt nhân lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Quả bom Sa Hoàng của Liên Xô năm 1961. Chấn động từ vụ nổ di chuyển quanh Trái Đất tới 3 lần. Sóng xung kích phát ra từ vụ nổ làm vỡ cửa kính và gây tiếng nổ lớn trên đảo Dikson, cách nơi thử nghiệm khoảng 800 km. Vụ nổ có khả năng gây bỏng độ ba ở khoảng cách tới 100 km.
Bom phân hạch (Bom nguyên tử, bom A)
Bom nguyên tử (bom A) sử dụng nguyên tắc phân hạch để sản sinh ra năng lượng. Phản ứng phân hạch xảy ra khi ta bắn các hạt neutron vào hạt nhân nguyên tử, quá trình này giải phóng năng lượng rất lớn và phóng xạ.
Sau rất nhiều cuộc thí nghiệm thì các nhà khoa học đã phát hiện ra Uranium-235 và Plutonium là những nguyên tố phù hợp nhất để thực hiện phản ứng phân hạch. Bom nguyên tử lấy năng lượng từ chuỗi các phản ứng phân hạch dây chuyền, càng nhiều phản ứng xảy ra, sức công phá càng lớn.
2 quả bom mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945 là bom phân hạch hay còn được gọi là bom nguyên tử.
Little Boy là quả bom đầu tiên được thả xuống thành phố Hiroshima, sử dụng nguyên lý gun-triggered (kích nổ theo nguyên lý hoạt động của súng) với nguyên liệu là Uranium-235. Khi cần kích nổ, bộ phận khai hỏa sẽ đẩy các vòng Uranium va chạm với nhau hình thành chuỗi phản ứng phân hạch dây chuyền, tích tụ một lượng cực lớn năng lượng sau đó phát nổ.
Quả bom thứ 2 thả xuống Nhật Bản có tên gọi là Fat Man, sử dụng thuốc nổ để nén khối nguyên liệu plutonium, kích hoạt phản ứng phân hạch dây chuyền gây nên một vụ nổ kinh hoàng.
Bom nhiệt hạch (bom H)
Bom nhiệt hạch (hay còn gọi là bom Hydro, bom H) sử dụng nguyên tắc tổng hợp 2 hạt nhân của đồng vị Hydro là Deuterium và Tritium để tạo ra một hạt nhân nặng hơn là Heli đồng thời giải phóng ra năng lượng.
Để phản ứng tổng hợp hạt nhân diễn ra cần nhiệt độ lên đến 100 triệu độ C. Chính vì thế bên trong các quả bom H thường có một quả bom nguyên tử (bom A) để tạo ra năng lượng đủ lớn giúp quá trình hợp hạch được diễn ra giúp quả bom phát nổ. Nhờ đó bom H có thể tạo ra vụ nổ lên đến 10.000 kiloton, mạnh hơn gấp hàng trăm, nghìn lần so với bom A. Hiện nay, mới có 6 nước chính thức sở hữu bom Hydro là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc
Nguy cơ khủng bố sở hữu vũ khí hạt nhân
Nếu có vũ khí hạt nhân, thì sẽ luôn có nguy cơ chúng bị mất vào tay khủng bố. Số quốc gia đang tàng trữ các vật liệu nguy hiểm có thể dẫn đến hạt nhân hóa vũ khí đã giảm từ 52 vào năm 1992 xuống còn hơn 30 hiện nay. Các tổ chức khủng bố giờ đây có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các vật liệu và kiến thức cần thiết để chế tạo những vũ khí này. Một số thậm chí đã tuyên bố ý định tìm kiếm các vật liệu cần thiết để tạo ra sự hủy diệt hàng loạt. Tháng 2/2003 tại Tennessee, thử nghiệm cuối cùng của một phương pháp xử lý muối uranium mới đã tạo ra một vụ nổ và cháy nhỏ. Một số sự cố có từ những năm 1940 liên quan đến việc tên lửa phát nổ, bom vô tình được thả và những sự cố tương tự tổ chức khủng bố có thể có được tài liệu đó.