Thôi Miên là gì ?
Thôi miên là một quá trình mà trong đó các chức năng suy nghĩ có ý thức của đầu óc bị qua mặt và một dạng suy nghĩ cảm nhận có chọn lọc được thiết lập. Mặc dù có một số người trải qua kinh nghiệm về sự thay đổi trạng thái của nhận thức và dễ bị thuyết phục hơn, điều này không đúng cho tất cả mọi người. Thực ra, một số dấu hiệu của sự thôi miên và sự thay đổi khách quan có thể đạt được mà không cần sự nghỉ ngơi hay một quá trình thôi miên lâu dài, một điều làm tăng tính nghi ngờ và nhiều sự hiểu lầm về thôi miên và trạng thái bị thôi miên.

Lịch sử thôi miên .
Thôi miên có một lịch sử lâu đời, chúng được biết đến từ những năm 1700 trở lại đây. Franz Anton Mesmer, một bác sĩ người Áo sống ở thế kỉ 18 đã sử dụng công năng của thôi miên để chữa bệnh. Điều này đã mang lại cho ông nhiều tai tiếng nhưng sau đó người ta vẫn sử dụng cách thôi miên của ông.
Thuật ngữ thôi miên (hypnosis) được đặt tên bởi bác sĩ người Xcôt-len, James Braid, ông đã sử dụng từ ngủ trong tiếng Hy lạp để tạo nên thuật ngữ. Braid đã nghĩ có thể sử dụng thôi miên trong phẫu thuật, và ông đã đúng đến tận ngày nay nó vẫn được sử dụng bởi nhiều bác sĩ, nha sĩ, nhà tâm lý học.
100% các vụ thôi miên cướp tài sản hiện nay là dàn dựng hoặc không phải là thôi miên.
Những bài chia sẻ với thông tin: đang đứng ở cây rút tiền, có người đi đến “nhờ vả” một việc gì đó, mình giúp người ta… rồi đột nhiên không biết gì nữa. Hoặc đang mua hàng ở một cửa hàng nào đó, bỗng nhiên bị bất tỉnh…, khi tỉnh dậy thì toàn bộ số tiền, tư trang… đã không cánh mà bay. Những tình tiết ly kỳ trong các câu chuyện đó khiến không ít người hoang mang, thậm chí dẫn đến tâm lý nhìn đâu cũng thấy tội phạm.
Xin khẳng định là tất cả đều là dàn dựng có mục đích hoặc đăng bài câu like câu view. Hoặc các vụ lấy tài sản mà nạn nhân không biết không nhớ thì chắc chắn sử dụng hương gây mê.
Lúc bị thôi miên chúng ta hoàn toàn tỉnh táo
Nhiều người tưởng rằng chúng ta sẽ ngủ trong khi bị thôi miên nhưng thực tế không hẳn vậy. Bạn không những tự kiểm soát những hành động của mình mà lúc đó bạn còn hết sức tỉnh táo để nghe toàn bộ những điều mà nhà thôi miên nói.
Một nhà thôi miên dày dạn kinh nghiệm đã từng tự thôi miên để giảm đau cho chính mình. Ông đã thử thực hiện điều này trong quá trình phẫu thuật. Kết quả là ông đã không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên để áp dụng rộng rãi phương pháp này chúng ta vẫn cần nhiều bằng chứng hơn nữa. Chắc hẳn là ông ta cũng trải qua một quá trình đấu tranh tư tưởng ghế gớm chứ không chỉ là đặt bản thân vào trạng thái ngủ.
Tức là gì, tức là thôi miên chỉ áp dụng được khi người bị thôi miên cũng muốn bị như vậy, dùng ý chí điều khiển bản thân mình theo như vậy. Còn nếu bạn không muốn và chống đối lại thì người thôi miên cũng bó tay mà thôi.

Thôi miên là liệu pháp y tế ở nhiều nơi
Là ứng dụng nhằm mục đích thay đổi một cách nhanh chóng những hành vi, những thói quen xấu như hút thuốc, đánh bạ, uống rượu, tính cầu toàn, tính trì hoãn… Phương pháp này cũng có thể giúp trị liệu chứng hoảng sợ như sợ nhện, sợ côn trùng, sợ đi máy bay, sợ sấm sét, sợ tiêm thuốc…
Thôi miên trị liệu còn giúp tăng động lực, xây dựng lòng tự tin, giảm stress … và thường rất hiệu quả trong giảm đau. Phương pháp trị liệu này đặc biệt hiệu quả đối với các bệnh lý về tâm thần