Mùa thu ở Bắc bán cầu bắt đầu từ ngày 23/9 đến 22/12, vậy thời điểm này chúng ta đang tiến vào giữa mùa thu rồi đấy mọi người ạ. Từ anime cho đến phim ảnh đời thực sắc đỏ của những chiếc lá mùa thu luôn được đưa vào và tạo nên background cực kì ấn tượng phải không nào. Thể có bao giờ các bạn thắc mắc tại sao lá cây lại chuyển từ xanh sang đỏ hoặc vàng vào mùa thu chưa nhỉ? Lời giải thích không chỉ đơn thuần là việc lá cây già đi và ngả màu đâu. trên cơ sở khoa học, Lướt Net sẽ giúp các bạn đi tìm câu trả lời thỏa đáng nhất. Let’s go!

Phần lớn thời gian trong năm, những chiếc lá đóng vai trò như những chú ong thợ chăm chỉ góp phần duy trì sự phát triển của toàn bộ cây. Chúng chịu trách nhiệm chuyển hóa carbon dioxide, nước và ánh sáng Mặt Trời thành năng lượng thông qua quá trình quang hợp. Thành phần đặc biệt góp mặt trong quá trình này là Chlorophyll (chất diệp lục), chính nó là yếu tố quyết định và hình thành nên sắc xanh của lá mà ta thường thấy trong hầu hết thời gian của một năm. Nhưng trong khi chlorophyll là ngôi sao
của sàn diễn thì chúng cũng không thể nào xóa nhòa đi sự góp mặt của hai thành phần trợ thủ là carotene và xanthophyll. Xantho trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là màu vàng, và carotene thì xuất hiện phần lớn trong cà rốt hay lòng đỏ trứng. Hai thành tố này luôn hiện hữu trong lá và giúp hấp thụ ánh nắng Mặt Trời để chuyển hóa thành chất diệp lục cho quá trình quang hợp.
Khi mùa hè sắp qua đi và ngày dần trở nên ngắn hơn thì sẽ có sự tăng lên về khoảng thời gian tối, và điều này sẽ tăng tác động lên cây cối – dấu hiệu cho sự chuẩn bị về một loại ngủ đông. Những chiếc lá sẽ không thể tiếp tục thực hiện quá trình quang hợp trong mùa đông dưới tác động của không khí lạnh, khô và thiếu ánh nắng Mặt Trời – nhân tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy, các cây xanh phải tự tìm giải pháp để thích nghi với sự thay đổi thời tiết này. Trước tiên, chúng hình thành một lớp phân chia được tạo thành bởi các tế bào corklike ở gốc của mỗi chiếc lá để đẩy nó ra khỏi cây. Sau đó, chúng sẽ ngừng việc tổng hợp chất diệp lục vì cây cối sẽ không thứ thuốc màu này cho đến khi ngày dài ra trở lại vào mùa xuân năm sau. Khi chlorophyll được giải trừ khỏi bức tranh cây cối, đó là lúc màu cam và màu vàng sẽ có cơ hội để khoe sắc sau những tháng ngày ẩn dật.
Màu đỏ, đến từ các sắc tố gọi là anthocyanins, phức tạp hơn một chút. Trong khi tất cả các cây đều chứa chất diệp lục, carotene và xanthophyll, không phải tất cả chúng đều tạo ra anthocyanin. Ngay cả những loại có anthocyanins cũng chỉ tạo ra nó trong một số trường hợp nhất định.
Dẫu cho các nhà khoa học đã đề xuất một vài lý do cho câu hỏi tại sao một số cây lại sản xuất anthocyanin và những chiếc lá đổi màu vào mùa thu, nhưng lý thuyết được đông đảo mọi người biết đến nhất là: anthocyanins bảo vệ lá khỏi sự dư thừa quá mức ánh nắng Mặt Trời và giúp cho cây khôi phục bất kỳ chất dinh dưỡng nào còn sót lại. Lí do bạn sẽ thấy những màu đỏ rực rỡ hơn trong một số năm là nhiều ánh nắng và thời tiết hanh khô sẽ làm tăng nồng độ đường trong nhựa cây, từ đó làm cho cây giải phóng ra nhiều anthocyanins trong nỗ lực cuối cùng với mục đích tổng hợp năng lượng để chống chọi qua mùa đông. Ngoài ra, với tiết trời gần như đóng băng ở một số vùng gần cực, khi mà lượng dinh dưỡng ở mức thấp các các tác nhân gây căng thẳng thực vật khác dường như sẽ thúc đẩy tạo ra mức anthocyanins cao hơn.
Nếu trời đặc biệt mưa và u ám thì bạn sẽ không thể nhìn thấy nhiều tán lá đỏ được. Nếu không có ánh nắng chói chang, cây cối không cần sự bảo vệ bổ sung mà các sắc tố đỏ cung cấp, vì vậy chúng không bận tâm đến việc tạo ra chúng.
Việt Nam với vị trí dần tiến về xích đạo, vì thế chúng ta không có nhiều cơ hội được trải nghiệm cảm giác ngắm nhìn những hàng cây lá đỏ thơ mộng. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể ngắm những rừng lá phong đỏ hấp dẫn không kém gì Hàn Quốc hay Nhật Bản cả. Sau đây là một số địa điểm mà các bạn có thể ghé thăm:
Mù Cang Chải – Yên Bái

Mộc Châu – Sơn La

Đỉnh Fansipan – Lào Cai

Đà Lạt – Lâm Đồng

