Những sự thật về Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung được xem là một trong những biểu tượng văn hóa của đất nước Trung Quốc. Tuy là một công trình hoành tráng bậc nhất Trung Quốc, nhưng một trong những kiến trúc sư trưởng thiết kế và thực hiện công trình này là thái giám Nguyễn An người Giao Chỉ (tên gọi của nước Việt Nam lúc bấy giờ).
Ngày nay, Tử Cấm Thành đã trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Bắc Kinh với số lượng người tham quan hàng năm rất lớn. Ngoài ra, tòa thành này còn được cho là nơi bị ám bởi âm khí nhiều, nhất là vào chiều tối. Hơn 600 năm qua, từ nhà Minh cho tới nhà Thanh, đã có rất nhiều vụ ám sát xảy ra đằng sau 4 bức tường thành mà bên ngoài không hề hay biết. Rất nhiều câu chuyện đằng sau bức tường thành vững chãi đó chúng ta hãy cùng nhau khám phá những sự thật ở cố cung hơn 500năm tuổi này nhé !.
Bí mật về những cuộc hôn nhân trong triều Thanh
Tử Cấm Thành và lịch sử Trung Hoa đã chứng kiến không ít cuộc hôn nhân loạn luân, cận huyết, gây tranh cãi vì những mối quan hệ chính trị hoặc ham muốn riêng tư. Chỉ kể riêng trong triều Thanh thì trong số các phi tần của Hoàng đế Hoàng Thái Cực có 3 người nếu xét về vai vế thì 1 người là cô, và 2 người là cháu gái ông. Hoàng đế Thuận Trị thì lại có đến 4 người phụ nữ là cháu gái và dì. Còn Hoàng đế Khang Hi lại có đến 4 nữ tử xuất thân từ cùng một gia đình.
Lãnh cung nằm ở đâu?

Lãnh cung xưa kia là nơi những người phụ nữ của vua bị đày vào khi ông không còn thích nữa hoặc người đó phạm tội. Có thể bạn sẽ thất vọng đôi chút khi không tìm thấy chỗ nào có chữ ‘Lãnh Cung’ trên bản đồ tham quan Tử Cấm Thành. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là nó không tồn tại trong các triều đại Trung Hoa bởi những cung điện ở xa điện chính, hoặc không còn ai dùng đến, hoặc hoang tàn không còn giống như một cung điện đúng nghĩa đều có thể trở thành Lãnh Cung.
Hậu cung nhà Thanh được chia như thế nào?
Cơ bản, vào thời nhà Thanh, Hậu cung được chia làm 8 cấp, cao nhất là hoàng hậu, kế đến là Hoàng Quý Phi và Quý Phi, dưới đó là các phi tần cấp thấp hơn. Họ ở trong 13 cung điện ở Tử Cấm Thành, với điện của Hoàng Hậu ở chính giữa. Mỗi hoàng đế có số lượng phi tần khác nhau.
Hoàng đế lúc nào cũng có phi tần bên cạnh?

Hoàng đế thực ra không phải lúc nào cũng được phi tần túc trực bên cạnh. Thực tế, Hoàng đế triều Thanh thường ăn một mình, ngoài 2 bữa chính thì có 2 bữa phụ. Nếu không có lệnh của Hoàng đế thì không ai được phép ăn cùng. Ngoài ra, các phi tần không được phép ngủ lại cả đêm cùng Hoàng đế.
Mái hiên những tòa nhà trong Tử Cấm Thành có gì đặc biệt?

Nhiều du khách đi tour du lịch Bắc Kinh đã phải trầm trồ thán phục vì sao mái ngói những công trình kiến trúc trong Tử Cấm Thành này lại không bám rêu, mốc bẩn mà vẫn giữ được vẻ sáng bóng suốt bao nhiêu năm như vậy. Nhất là những tòa nhà bình thường thôi, không nói đến Cố Cung này, thì đâu đâu cũng bám đầy….phân chim rồi. Lý do chỉ đơn giản thôi nhưng cũng đủ khiến người đời sau ngưỡng mộ sự tính toán kỹ lưỡng của tiền nhân.
Thứ nhất, mái ngói ở Tử Cấm Thành được sơn vàng. Theo khoa học lý giải thì màu vàng với diện tích lớn như vậy sẽ tương phản với bầu trời xanh. Đặc biệt trong những ngày nắng chói sẽ khiến bất cứ đàn chim nào bay qua đều chói mắt, bị hạn chế tầm nhìn và mất phương hướng. Bởi vậy đây trở thành khu vực có cực ít đàn chim bay qua, giảm thiểu việc ‘của ấy’ rơi xuống làm mất đi vẻ tôn nghiêm của hoàng cung.
Lý do thứ hai là loại ngói lát trên mái nhà Cố Cung không phải ‘dạng vừa đâu’ nhé! Tất cả đều được lựa chọn kỹ lưỡng và được tráng lớp ‘men lưu ly’. Cộng thêm độ dốc của mái mà phân chim hay phân côn trùng rơi lên đây cũng sẽ nhanh chóng bị những cơn mưa rửa trôi đi hết. Quả là những tính toán đáng để nể phục phải không?
Hoàng đế thường bàn luận chính sự với quan viên ở đâu?

Ngày nay, nhiều người nghĩ Hoàng đế mỗi ngày đều phải thiết triều ở điện Thái Hòa. Tuy nhiên thực tế thì không phải vậy. Việc này được diễn ra ở Cổng Thiên Đàn, rồi chuyển đến Cổng Thái Hòa. Đến thời Hoàng đế Hàm Phong thì việc này đã không còn được thực hiện nữa.
Hành quyết lúc nào cũng diễn ra ở Ngọ Môn?

Trong phim cổ trang Trung Hoa, khách du lịch Trung Quốc có thể đã từng nghe thấy Hoàng đế ra lệnh: ‘Chém hắn ở Ngọ Môn!’. Tuy nhiên thực tế không phải vậy. Không vị vua nào chém đầu người có tội ở đây hết. Chả ai lại muốn chặt một cái đầu lăn lông lốc ngay trước cửa nhà mình cả. Những người đó chỉ bị phạt đánh bằng roi thôi!
Những tín ngưỡng nào được Hoàng đế Thanh triều thờ phụng?
Có đến hơn 40 địa điểm thờ các vị thần dưới triều đại nhà Thanh. Kể cả ngay trong Hoàng cung, mỗi ngày Hoàng đế đều sẽ phải dậy từ 5h sáng để bái Phật, tiếp thu giáo huấn tổ tiên. Buổi tối cũng như vậy. Thần Phật được Hoàng đế thờ phụng là Đức Phật, Quan Vũ, các vị thần Mông Cổ cổ đại và các nữ thần Mãn Châu. Ngoài ra còn có Thiên Đàn và Địa Đàn để Hoàng đế làm những lễ tế cầu mưa thuận gió hòa cho nhân dân.
Cách Cách là tước hiệu cho con gái Hoàng đế?

Thực tế dưới thời Hậu Kim, cách cách là tên gọi của con gái các vị Quốc Thân, Thân Vương, Quận Vương, Bối lặc. Trong suy nghĩ đại chúng, nhiều người có thể hiểu đây là cách gọi nữ quyến nhà hoàng tộc, nhưng thực chất đây chỉ là xưng hô bình thường ở nữ giới, đặc biệt là con nhà gia thế người Mãn Châu. Hoặc còn có ý nghĩa nữa là chỉ những cô nương đến tuổi cưới gả. Ngoài ra, cách cách còn từng là danh xưng thê thiếp cấp thấp trong hậu cung nhà Thanh.
Chắc hẳn ai cũng sẽ một lần muốn đến ngắm cung điện của vị Cách cách nỗi tiếng Tiểu Yến Tử và nghe những câu chuyện về cô . Tuy nhiên có một điều bạn chưa biết , vào thời vua Càn Long, tước hiệu con gái vua đã được đổi thành Công chúa chứ không còn là công chúa nữa .
Trên đây chỉ là một số sự thật về Cố Cung Tử Cấm Thành trong vô vàn sự thật thú vị khác mà thôi. Nếu bạn yêu thích văn hóa lịch sử Trung Hoa thì hãy dành cho mình một chuyến du lịch Tour Trung Quốc đến đây để khám phá nhiều bí mật và sự thật hơn nữa nhé! Chúc các bạn có một hành trình đến Bắc Kinh vui vẻ!