Những câu chuyện về tâm linh có thật ly kỳ rùng rợn nhất .
Câu chuyện linh thiêng quanh nhà tù Côn Đảo
Những câu chuyện ma ở Côn Đảo linh thiêng quanh nhà tù khiến cho nhiều người sợ hãi:
Chuồng Cọp, Côn Đảo: Đây là trại giam được Mỹ xây dựng để giam giữ và tra tấn những người theo cách mạng. Chuồng Cọp được dân trong vùng xem là nơi xảy ra nhiều hiện tượng bí ẩn và kì lạ như có tiếng nói, tiếng bước chân hay tiếng la hét vào buổi tối.
Chính vì vậy mà linh hồn của những người tử vong vẫn còn vương vất và kêu la thảm thiết cho đến tận ngày nay. Điều này cũng khiến nhiều người đồn đoán chuyện Côn Đảo có ma. Tuy nhiên bạn đừng sợ hãi, nếu bạn có tâm, muốn đến Côn Đảo để tri ân những người đã khuất thì những lời đồn chuyện ma ở Côn Đảo không thể làm khó được bạn.
Người dân ở Côn Đảo kể rằng, nếu lắng nghe kỹ vào ban đêm sẽ thấy được những tiếng la hét, thê lương vang vọng vào đúng thời khắc 23h59’. Những tiếng la ó này vang vọng trong không gian vô cùng thảm thiết và ám ảnh, rùng rợn.
Theo lời kể của các cụ già tại Côn Đảo, nguyên nhân của những tiếng kêu này là do trước đây, trên Côn Đảo có một bệnh viện lớn chữa trị cho các bệnh nhân chiến tranh. Do thời đó chưa có điều kiện y tế như hiện nay, thuốc men thiếu thốn, các vết thương không có thuốc tê hay thuốc gây mê nên vô cùng đau đớn.
Nỗi đau tận xương, tận tụy đó họ không thể nào quên. Và những vong linh đấy vẫn còn kêu khóc thảm thiết về nỗi đau cũ của mình.
Những câu chuyện linh thiêng về hồn cô Võ Thị Sáu

Đến nay, chuyện cô Sáu linh thiêng bà con Côn Đảo kể cả ngày không hết. Nghe chuyện tôi cứ miên man nghĩ về sự tồn tại vĩnh cửu của con người. Người như Võ Thị Sáu, dù chết khi 17 tuổi, nhưng là người sống mãi trong lòng người dân.
Câu chuyện khiến nhiều người rùng mình đó là một người lính từng nổi điên lấy búa tạ đập vỡ tấm bia mộ cô Sáu. Đêm đó bỗng dưng sấm sét đùng đùng, trời nổi cơn giông bão tối trời tối đất
Người lính đó tự nhiên đội áo mưa đi ra phía nghĩa trang rồi bị sét đánh chết tím tái và cháy xém như cục than ngay dưới chân phần mộ cô Sáu. Từ đó không ai dám bén mảng tới chọc phá mộ phần cô Sáu nữa.
– Cô Liễu vợ của tên giám thị Ruby vì tò mò nên đúng đêm 30 Tết mang hương hoa lên thắp nhang trước mộ Cô Sáu thì bỗng dưng thấy có người con gái mặc áo trắng bước từ trong mộ đi ra, cô Liễu thấy vậy vội quỳ xuống lạy lấy lạy để. Suốt quãng đường về nhà đi tới đâu cô Liễu cũng thấy bóng cô gái trước mặt. Cô Liễu về kể lại với chồng, vậy nên cả hai vợ chồng năm đó bắt đầu lập bàn thờ Cô Sáu ở nơi trang nghiêm nhất, sớm hôm lo hương khói.
– Có người tên là Nghị mới bị đày ra Đảo làm trật tự an ninh, chưa biết oai linh lại đập phá bia mộ cô Sáu. Hắn đập nát bia, đập luôn lư hương và hai bình cắm hoa. Tất nhiên hôm sau tấm bia mộ mới lại được dựng lên. Còn tên Nghị thì ít hôm sau người ta thấy hắn gầy tóp lại, vật vờ dọc đường phố gần nhà thương.
Hắn sốt li bì, không ăn uống gì được và đưa vào nhà thương Côn Đảo nhưng không chữa được, làm giấy chuyển hắn vào Chợ Quán. Ba ngày sau hắn chết.
– Tên chúa Đảo Bạch Văn Bốn thời Mỹ – Diệm là tên chúa đảo đầu tiên khét tiếng chống cộng, cưỡng áp tù nhân ly khai cộng sản, cấm không cho viếng thăm mộ Cô Sáu. Trong suốt 4 năm làm tỉnh trưởng Côn Đảo đã có 500 tù nhân bị giết.
Hắn biết chuyện Cô Sáu linh thiêng, nhưng hắn cho là luận điệu tuyên truyền của Việt Cộng. Đêm khuya hôm ấy hắn mở cửa Dinh ra sân và thấy một người con gái bước ra Cầu Tàu, hắn rút súng cầm tay. Chợt cô gái quay lại, bước tới và nhìn thẳng vào mắt hắn. Sợ quá, hắn bủn rủn tay chân, để rơi khẩu súng hớt hải chạy vào nhà, đóng cửa lại và cầu nguyện. Từ đó hắn rất sợ Cô Sáu.
Cho đến nay, vào ban đêm, người dân trên đảo vẫn thi thoảng thấy rõ bóng dáng một người con gái trẻ mặc áo trắng quần đen bay lơ lửng từ nghĩa địa Hàng Dương vào các xà lim trại giam rồi bay về biển. Hàng ngày trên ngôi mộ linh thiêng ấy luôn có nhiều hoa tươi trên đảo nhưng cũng không ai biết ai đã mang tới, và mang tới khi nào.
Ly kỳ chuyện RẮN TRẢ THÙ và nỗi oan khiên trong vụ án LỆ CHI VIÊN

Theo lời sử sách ghi chép lại thì Lệ Chi Viên là vụ án oan sai gây chấn động trong lịch sử Việt Nam khi mà cả gia tộc trung thần Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Song theo lời dân gian truyền lại thì mọi chuyện không đơn giản là do tranh đấu quyền lực mà tất cả bắt nguồn từ việc rắn trả thù.
Sự tình khởi nguồn từ việc cha Nguyễn Trãi là ông Nguyễn Phi Khanh có lệnh cho dọn cỏ vườn nhà. Ngay trong đêm đó, ông mơ thấy có người phụ nữ dắt theo đàn con xin ông thư thư cho mấy bữa để mẹ con họ đặng dọn nhà cho kịp.
Ông Khanh vốn chẳng nghĩ ngợi gì, tới trưa hôm sau người làm báo lại lúc dọn vườn phát hiện đàn rắn, đã đập chết 3 con rắn con, còn rắn mẹ đứt đuôi chạy thoát. Khi ấy, ông mới giật mình nghĩ lại giấc mộng kia song sự đã rồi.
Mấy hôm sau, trong lúc đang ngồi đọc sách, ông bỗng thấy có giọt máu nhỏ xuống trang sách, đúng vào chữ “tộc”, máu đỏ đậm thấm qua 3 trang sách. Ngẩng đầu lên, ông giật mình nhìn thấy 1 con rắn đuôi đang nhỏ máu bò trên xà nhà.
Về sau này, Nguyễn Trãi lên làm quan, lại đem lòng thương Nguyễn Thị Lộ nên cưới về làm lẽ. Bi kịch rắn báo thù bắt đầu từ đây.
Bà Lộ vốn có sắc mà có cả tài, vua Lê Nhân Tông phục tài nên phong làm Lễ nghi học sĩ và vời bà vào cung dạy dỗ cung tần mỹ nữ. Trong 1 lần xuất cung ở lại Lệ Chi Viên, vua băng hà, Nguyễn Thị Lộ khi ấy hầu bên cạnh vua. Nguyễn Trãi và bà Lộ bị khép tội mưu phản giết vua, tru di tam tộc.
Dân gian đồn rằng khi hành hình bà Lộ biến thành mãng xà rồi lao xuống nước, đích thị là con rắn mẹ năm xưa về báo thù, giết hết 3 họ nhà Nguyễn Trãi. Rắn là biểu tượng thiêng trong đời sống tâm linh nhưng trong trường hợp này thì khiến cho mọi người khiếp sợ.
20 năm sau án oan được giải, người con duy nhất còn sót lại của Nguyễn Trãi là Nguyễn Anh Vũ được vua phục tước làm quan. Song con rắn mẹ ấy chưa bỏ qua cho cốt nhục duy nhất của dòng họ Nguyễn Phi Khanh mà cuối cùng khiến ông Vũ bị chết đuối dưới dòng nước xoáy mới thôi.
Ly kì những câu chuyện về rùa ăn chay, ngủ mùng, nghe kinh tại chùa Phúc Kiển

Sư Thích Huệ Từ (81 tuổi, trụ trì chùa), cho biết hiện chùa nuôi 6 con rùa, trong đó có 1 con 106 tuổi (nặng 15 kg), 1 con 101 tuổi (nặng 13 kg), được gọi là “cụ rùa”. Ngoài ra còn có 1 con rùa rất đặc biêt, tuổi đời nhỏ nhất, chỉ ngủ mùng và không bao giờ chịu…xuống nước.
Thời chiến tranh loạn lạc, 2 “cụ” rùa trên hết lần này đến lần khác lưu lạc vì bị bắt trộm. Nhưng lạ kỳ ở chỗ, những người trộm rùa lại tự mang rùa đến chùa nhận tội với trụ trì vì từ ngày trộm rùa những thành viên trong nhà gặp đau ốm triền miên nên hoảng sợ đem trả.
Ngoài 6 con rùa trên, trong chùa còn có một xác rùa được trưng bày trong tủ kính. Theo sư Thích Huệ Từ, vào năm 1948 có người mang đến tặng cho chùa một con rùa, lúc đó sư còn là chú tiểu. Con rùa này suốt ngày cứ quanh quẩn bên vị sư, mỗi khi nghe tiếng kinh phật nó đều nằm yên như tĩnh tâm. Đến năm 1966, chùa bị đánh bom, rùa lạc mất rồi bị một người bắt về nuôi. Sau đó, rùa trốn thoát và tự bò về chùa.
Hằng ngày, những con rùa hiện tại được cho ăn, chiều đến đem thả vào bể nước bên hông chùa để tắm mát, uống nước. Sáng ra được cho đi vệ sinh, tắm rửa thêm một lần cho sạch rồi thả rùa bò tự do quanh chùa. Điều đặc biệt là những “cụ” rùa đều ăn chay, chủ yếu là rau muống. Mỗi đêm, 1 “cụ” có thể ăn hết 1 kg rau muống.
Có nhiều khi khách tham quan thử cho ăn thịt, cá thì rùa không bao giờ ăn mà quay mặt bò nhanh đi nơi khác. Mỗi khi sư tụng kinh, những cụ rùa dù đang ở đâu cũng bò về nằm phục, như chăm chú lắng nghe tiếng kinh phật.
Tình bạn cảm động giữa Rùa và Hạc

Hé lộ những chuyện ly kỳ về chùa Phước Kiển, câu chuyện giữa ông rùa nhỏ và Hạc bắt đầu từ năm 1999. Khi sư ông giải cứu Hạc từ tay thợ săn với giá 3,1 triệu đồng. Khi Hạc được sư ông cắt dây thả đi nhưng Hạc lại không đi mà quanh quẩn ở lại chùa.
Theo lời kể của sư ông. Khi được sư ông giải cứu Hạc còn bé và chỉ ăn cá nên Hạc lớn rất nhanh. Khi đã trưởng thành sải cánh của Hạc khoảng 0,8m và nặng gần 10kg. Hạc rất hiểu tiếng người, sư ông bảo đậu là đậu, bay là bay. Khi thầy bảo Hạc che sương. Thì Hạc giang rộng đôi cánh của mình che ngang đầu đầu như vạt ô cho thầy khi thầy kinh kệ.
Có một lần sư ông nhờ người chụp ảnh lại ao sen quanh chùa. Người thợ chụp ảnh muốn có bức ảnh của Hạc và lá sen cho đẹp. Nên nhờ sư ông nói với Hạc và sư ông nói “ Hạc, con đứng trên lá sen để chụp ảnh, nhưng đừng bấu vuốt chặt quá, kẻo rách lá sen”. Và điều kỳ lạ là Hạc lập tức bay lên và đậu nhẹ nhàng lên lá sen để người thợ có thể chụp được ảnh.
Người thợ nói với thầy bảo Hạc bay từ trên cao xuống lá sen để có bức hình Hạc dang cánh. Và sư thầy cũng bảo với Hạc lập tức Hạc liền làm theo dưới ánh mắt đầy ngỡ ngàng của người thợ chụp ảnh.
Tình bạn giữa Hạc và rùa nhỏ rất khắn khít với nhau như một đôi bạn thân. Mỗi khi sư ông kinh kệ thì Hạc và rùa đều ở bên cạnh sư ông. Hạc còn đứng trên lưng rùa như 2 linh vật mà chúng ta thường hay thấy ở các đình chùa.
Tuy là đôi bạn thân nhưng sở thích ăn uống của Hạc và rùa lại khác nhau. Rùa thì chỉ toàn ăn rau củ, còn Hạc thì lại ăn cá. Vì không thể cảm hóa được Hạc ăn chay nên sư ông bảo Hạc rời chùa.
Sư nói: “Ngươi cứ ăn mặn thế này thì nên bay về trời đi, chứ ở chùa ta phải mang tội theo”.
Và rồi Hạc đã rời chùa và bay đi. Tuy nhiên khi Hạc đi không bao lâu thì rùa vì nhớ bạn đã bỏ ăn rồi chết. Điều kỳ lạ ở đây là rùa chết đứng. Vì thương rùa có tánh linh nên sư ông đã đem ướp xác rùa. Đeo vào cổ rùa một chuỗi tràng Hạc rồi đặt vào tủ kính để bảo quản và lập ban thờ ở một góc chùa.
Khi rùa mất và đem ướp xác. Trên mai rùa được khắc năm vào chùa đến năm mất đi là 1948 – 29/7-2002.
Cho đến ngày nay, tuy đã trải qua rất lâu nhưng những hình ảnh của rùa và hạc. 2 động vật có tánh linh và là đôi bạn khắn khít với nhau vẫn được lưu niệm tại chùa.
Vì có những giai thoại có thật như vậy. Và có bằng chứng xác thực nên chùa Phước Kiển được rất nhiều người tìm đến tham quan, thắp nhang. Chiêm ngưỡng những bức ảnh của Hạc và rùa.
Tất cả mọi người khi đến chùa và được nghe câu chuyện tình bạn giữa rùa và hạc. Đều cảm thấy xúc động và ngưỡng mộ tình bạn của 2 con vật có tánh linh.
Dòng họ ở Phú Thọ điêu đứng vì bị đồn là MA CÀ RỒNG

Chuyện xảy ra ở xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Dòng họ nhà anh Xa Đức Chính vốn là người dân tộc Mường di cư từ Sơn La về đây sinh sống đã lâu, chẳng ai còn nhớ rõ nữa.
Bố anh là thương binh hạng 2/4, có nhiều đóng góp cho đất nước thời kỳ chiến tranh, là gia đình chính sách. Song có 1 ngày, cả nhà hoang mang chẳng hiểu ra sao khi bỗng dưng bị đồn đại là có dòng máu ma cà rồng.
Cả dòng họ Xa nhà anh Chính đều sống ở xóm Dụ, tự dưng bị người đời xa lánh vì lời đồn đại chẳng rõ căn cứ ở đâu. Anh Chính buồn buồn nói, có lẽ là do nhà anh có gốc người Mường, lại ở vùng núi Sơn La nên có kẻ ác miệng nào đó đã đặt điều bôi bác, nói xấu họ nhà anh. Chuyện cứ tưởng như mơ mà lại là thật.
Cuộc sống của mọi người đang yên ổn nơi làng quê thanh bình nay đảo lộn hoàn toàn. Không khí trở nên lạnh lẽo, mọi người bị cô lập bởi những lời đồn đại vô căn cứ. Dù có cố gắng thế nào cũng bị người khác nghi ngờ, xa lánh.
Trai gái đến tuổi dựng vợ gả chồng cũng chịu đủ mọi điều cản trở bởi không ai chịu gả con gái, cưới con dâu thuộc dòng họ “ma cà rồng”. Thậm chí, thanh niên trong họ nhiều người không sống nổi ở làng mà phải bỏ đi làm ăn xa, lập nghiệp nơi đất khách quê người.
Các cấp chính quyền từ cấp xã đến cấp huyện đều nhiều lần có tuyên truyền cho người dân hiểu để tránh xa tệ mê tín dị đoan đội lốt tâm linh, khẳng định chắc chắn chuyện ma cà rồng chỉ là lời đồn thổi nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Nỗi oan mang tiếng ma cà rồng của dòng họ Xa ở Phú Thọ không biết tới khi nào mới được giải.
Trên đây là những câu chuyện về tâm linh có thật rùng rợn nhất . Cảm ơn sự theo dõi của các bạn. Chúc các bạn ngày mới vui vẻ .Hẹn gặp lại các bạn trong các chuyên mục lần sau .