Thế giới trong lòng đất’ là có thật, bao la và hùng vĩ hơn thế giới loài người. Chỉ có điều nó không như những gì chúng ta đọc trong tiểu thuyết.Chúng ta hãy cùng nhau tham khảo thêm những điều bí ẩn nằm sâu dưới lòng đất này nhé !
Có tới 15-23 tỉ tấn vi sinh vật dưới mặt đất
Mặc dù nhiệt độ cực cao, không có ánh sáng, rất ít dinh dưỡng và áp lực cực mạnh nhưng các nhà khoa học ước tính hệ sinh quyển dưới lòng đất có khoảng từ 15-23 tỉ tấn vi sinh vật.
Sự đa dạng của các loài ở hệ sinh quyển dưới lòng đất có thể sánh với hệ sinh quyển tại rừng Amazon hay quần đảo Galápagos nhưng môi trường lại không giống do con người hầu như chưa thăm dò hệ sinh quyển dưới lòng đất, theo các nhà khoa học thuộc chương trình nghiên cứu toàn cầu ‘Deep Carbon Observatory’.
“Điều đó giống như việc tìm thấy nguồn sống mới trên Trái đất. Chúng ta phát hiện ra những dạng sống mới. Hầu hết những dạng sống này nằm trong lòng đất hơn là nằm trên bề mặt đất” – giáo sư Karen Lloyd của ĐH Tennessee ở Knoxville, Mỹ nhận định.
Các mẫu trong nghiên cứu được lấy từ các lỗ khoan sâu hơn 5km và các điểm khoan dưới biển để xây dựng các mô hình của hệ sinh quyển và ước tính lượng carbon vận động trong hệ.
Theo báo Guardian, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 70% vi khuẩn và cổ khuẩn của Trái đất tồn tại dưới mặt đất. Điều kỳ diệu là một số vi sinh vật có thể tồn tại hàng thiên niên kỷ. Chúng hoạt động trao đổi chất nhưng sử dụng rất ít năng lượng để hỗ trợ cho sự sống.
Phát hiện động vật sống sâu nhất trong lòng đất
Một nhóm các nhà khoa học Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha vừa công bố phát hiện loài động vật sống sâu nhất trong lòng đất, khoảng 1.980m tại hang động sâu nhất thế giới Krubera-Voronja (2.191m) thuộc phía đông của biển Đen.
Theo tạp chí khoa học Anh New Scientist, đó là loài bọ nhảy Plutomurus ortobalaganensis thuộc gia đình động vật chân đốt (arthropod), tồn tại được tại độ sâu như trên là nhờ ăn nấm và các vật liệu hữu cơ mục nát đọng dưới hang.

Ba loài côn trùng khác cũng được tìm thấy dưới hang Krubera-Voronja là Anurida stereoodorata, Deuteraphorura kruberaensis và Schaefferia profundissima. Tất cả 3 loài đều là loài bọ nhảy – một loại côn trùng nhỏ không cánh nguyên thủy – sống hoàn toàn trong bóng tối và không có mắt.
Các nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Tây ban Nha phối hợp ĐH Aveiro, Bồ Đào Nha đã thám hiểm hang động trên vào năm 2010 và phát hiện các loài động vật trên.
Trước khám phá này, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy một số loài bọ nhảy khác sống ở độ sâu khoảng 500m. Cụ thể, loài Ongulonychiurus colpus tại độ sâu khoảng 550m ở các hang động thuộc Tây Ban Nha hay Tritomurus veles tại độ sâu khoảng 430m ở các hang động Croatia.
Phát hiện cho thấy sự tồn tại phi thường của các loài bọ nhảy trong môi trường sống bóng tối vô cùng khắc nghiệt của hang động
Mối có khả năng dò tìm mỏ vàng trong lòng đất
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Úc vừa công bố đàn mối có khả năng tìm thấy mỏ vàng nằm sâu dưới lòng đất.

Theo bài báo trên tạp chí National Geographic (Mỹ), thật khó khăn để xác định vị trí của mỏ vàng. Tuy nhiên, đàn mối thường đào sâu đến các địa điểm có mỏ vàng và đùn lớp đất có lẫn những mẩu vàng nhỏ lên trên tạo thành những ụ đất lớn trên mặt đất.
Nhà côn trùng học Aaron Stewart và các đồng nghiệp làm việc tại Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ Liên bang Úc đã tiến hành thí nghiệm tại một mỏ vàng ở miền tây nước Úc – nơi các đàn mối tập trung xây ụ đất làm nơi sinh sống. Họ sử dụng máy khối phổ – thiết bị phân tích thành phần hóa học của phân tử – để phân tích các mẫu vật liệu làm tổ mối thu được tại địa điểm trên. Họ xác định mối có khả năng “tích lũy kim loại trong cơ thể” và mang theo chúng từ dưới lòng đất lên trong quá trình xây những ụ đất.
“Việc khoan đất đại trà để tìm mỏ vàng sẽ đắt tiền. Tuy nhiên, nếu có những trợ thủ đắc lực như mối để dò tìm ra mỏ vàng thì việc khoan sẽ đỡ tốn chi phí hơn”, nhà khoa học Stewart nói.
Bảo tàng khổng lồ dưới lòng đất Paris
Bảo tàng cống ngầm Musée des Égouts de Paris là một hệ thống cống nước dưới lòng Paris, được chuyển đổi thành nơi tham quan du lịch.

Khách tham quan bảo tàng cống ngầm ở Paris. Các chuyến tham quan ở đây được mở từ những năm 1800. Từ bảo tàng, du khách có thể đi thẳng lên đường đi bộ phía trên Để tham quan bảo tàng du khách phải đi cùng một nhóm tối thiểu 10 người và tối đa là 25 người. Bảo tàng mở cho công chúng vào khám phá và tổ chức những cuộc triển lảm giới thiệu lịch sử hệ thống cống ở Pari Lối vào bảo tàng nằm gần cây cầu lịch sử Alma Du khách tham quan các tấm poster giới thiệu về lịch sử và đặc điểm của bảo tàng cống ngầm pari.. . Khách tham quan bảo tàng cống ngầm ở Paris. Các chuyến tham quan ở đây được mở từ những năm 1800. Từ bảo tàng, du khách có thể đi thẳng lên đường đi bộ phía trên Để tham quan bảo tàng du khách phải đi cùng một nhóm tối thiểu 10 người và tối đa là 25 người. Bảo tàng mở cho công chúng vào khám phá và tổ chức những cuộc triển lảm giới thiệu lịch sử hệ thống cống ở Pari Lối vào bảo tàng nằm gần cây cầu lịch sử Alma Du khách tham quan các tấm poster giới thiệu về lịch sử và đặc điểm của bảo tàng cống ngầm pari.. ‘Núi xương’ bí ẩn dưới lòng đất tại Anh Hầm mộ chứa “núi xương”, trong đó bao gồm khoảng 800 hộp sọ. Trước đây, người ta vẫn nghĩ rằng những bộ xương nằm trong hầm mộ là bệnh nhân hoặc binh sĩ tử trận. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học thuộc khoa khảo cổ của Đại học Sheffield đã tìm ra câu trả lời. Xương trong hầm mộ từ thế kỷ 13 là của khách hành hương và những người đến đây để cầu nguyện. Những hình ảnh trong hầm mộ rùng rợn như cảnh trong phim kinh dị. Nhiều người từng nghĩ, hầm mộ giống như “khu rác”, nghĩa là nó chứa những bộ hài cốt không được trọng vọng, như hài cốt của những nạn nhân của dịch bệnh. Nó là một trong hai hầm mộ ở Anh. Các nhà khoa học thuộc Đại học Sheffield giải thích: Những bộ xương trong hầm mộ trên không phải của binh sĩ vì chúng gồm cả xương phụ nữ và nam giới. Những dấu tích trên xương, thứ mà người ta từng nghĩ là vết sẹo khi giao tranh, thực chất xuất hiện sau khi người đã chết. Các nhà khoa học tin rằng người ta đã chuyển xương từ nhiều nghĩa địa sang hầm mộ. Xương trong hầm mộ không phải là hài cốt bệnh nhân vì thông thường, không ai muốn đào mộ, di chuyển thi hài của các bệnh nhân . Phát hiện giáo phái hơn một thập kỉ sống dưới lòng đất 70 thành viên của một giáo phái Hồi giáo vừa được phát hiện trong hầm ngầm không ánh sáng mặt trời, không điều hòa nhiệt độ tại vùng ngoại ô thành phố Kazan, Nga. Khi hầm ngầm được phát hiện, có 70 thành viên giáo phái kì dị này với 27 trẻ em đang sống dưới lòng đất. Đứa trẻ nhỏ nhất vừa bước sang tháng tuổi thứ 18, trong khi một cô gái 17 tuổi đang mang thai. Tính tới khi được phát hiện vào ngày 1/8 vừa qua, nhiều trẻ em sống dưới căn hầm này chưa một lần nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Kênh truyền hình Vesti đưa tin, những người này thuộc giáo phái với tên gọi “Fayzarahmanist”, đặt theo tên của người sáng lập Fayzrahman Satarov, 83 tuổi. Người này tự tuyên bố mình là nhà tiên tri và căn nhà của y là một nhà nước Hồi giáo độc lập. Ngay dưới chân căn nhà, một hệ thống đường ngầm sâu 8 tầng được xây dựng để 70 tín đồ sinh sống. Họ không được phép rời khỏi căn hầm trong suốt hơn 10 năm qua. Không vụ bắt giữ nào được thực hiện, tuy nhiên, các cuộc điều tra đang được tiến hành nhằm làm rõ nghi vấn lạm dụng tình dục một số trẻ em trong giáo phái. Một phiên tòa khác cũng được mở để xác định xem các bậc làm cha mẹ trong giáo phái trên có đủ điều kiện nuôi dưỡng con cái mình hay không. Đại dương bên trong lòng Trái Đất ‘có thể có lượng nước nhiều bằng tất cả các đại dương trên thế giới gộp lại’. Trước đây, khoáng chất ringwoodite đã được tìm thấy trong các thiên thạch, nhưng đây là lần đầu tiên nó được tìm thấy trong lòng Trái Đất. Khoáng chất ringwoodite này đặc biệt ở chỗ bên trong nó có trữ một lượng nước nhỏ (khoảng 1,5%), và nó đã được hình thành bên dưới bề mặt Trái Đất khoảng từ 400 đến 600 km tại vùng chuyển tiếp (transition zone) giữa quyển manti trên và dưới. Điều này cho thấy có tồn tại một đại dương trong lòng Trái Đất. Và đại dương này “có thể trữ một lượng nước nhiều bằng tất cả các đại dương trên thế giới gộp lại”, GS Pearson nhận định trong một bản thông cáo báo chí của Đại học Alberta. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi. Chúc các bạn ngày mới vui vẻ . Hẹn gặp lại các bạn trong các chuyên mục sau. . |