KHÁM PHÁ ĐẤU TRƯỜNG LA MÃ
Đấu trường La Mã (Colosseum) là một đấu trường lớn ở thành phố Roma, được xây dựng khoảng năm 70 và 72 sau Công Nguyên dưới thời hoàng đế Vespasian. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, đấu trường vẫn trường tồn ở đó như một kiệt tác của thời gian.
Đấu trường La Mã- Công trình kiến trúc có một không hai

Ban đầu đấu trường La Mã được thiết kế để chứa được 50.000 người. Sau đó, các kiến trúc sư đã mở rộng thiết kế, nâng sức chứa của công trình này lên đến 55.000 người. Khi còn nguyên vẹn, chu vi bên ngoài của đấu trường là 545m. Khi xây dựng, người ta đã dùng tới 100.000 m đá travertine được giữ với nhau bằng 300 tấn vòng kẹp sắt. Người La Mã đã dùng hơn 25.000 m khối vữa và sỏi để trộn thành một loại bê tông, đồng thời dùng hơn 1 triệu viên gạch kích cỡ khác nhau trong công trình này. Số tiền dùng để xây đấu trường Colloseum được lấy từ chiến lợi phẩm trong cuộc chiến với người Do Thái vào năm 66 tới 73. Khoảng 50.000 cân bạc và vàng đã được thu về từ ngôi đền tại Jerusalem.
Các khán giả đến xem thi đấu cũng nhận được một phiếu giống như vé tới sân vận động ngày nay. Phiếu đó ghi rõ số cổng, số tầng, số khu và số hàng ghế mà họ được ngồi. Nó có thể chứa tới 50.000 dến 80.000 người và được thiết kế tốt đến nỗi mỗi người có thể ra khỏi tòa nhà này trong vòng mấy phút. Bí mật nằm trong việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, các hành lang và các bậc lên xuống dẫn tới chỗ ngồi. Các mái vòm bên trên tầng trệt tạo ra 80 lối vào chỗ đông người, mỗi lối vào có đánh số giúp khách tìm thấy chỗ ngồi của họ.
Những điều ít biết về đấu trường La Mã
* Đá từ đấu trường được sử dụng để xây các tòa nhà khác
Khi đấu trường Colosseum rơi vào quên lãng, Giáo hội Công giáo đã sử dụng và khai thác nó như một mỏ đá, lấy đá từ đấu trường để xây dựng nhà thờ Thánh Pherro, Thánh Jonh Latern và Palazzo Venezia…
* Nơi tổ chức các bữa tiệc lớn
Vào những năm 80 TCN, khi đấu trường Colosseum đã hoàn thành, Hoàng đế Titus đã tổ chức bữa tiệc khai trương khổng lồ với các trò chơi lễ hội kéo dài 100 ngày.
Và đương nhiên đó không phải là bữa tiệc lớn nhất được tổ chức ở đấu trường này. Sau đó Hoàng đế Trajan đã tổ chức một lễ hội kéo dài đến 123 ngày với hơn 9138 đấu sĩ và 11.000 con vật.
*Một người đàn ông sẽ theo dõi toàn bộ cuộc đấu

Như ngày nay gọi đó là người quản lý, sẽ là một người được coi trọng hoặc có khi chính là Hoàng đế. Người này sẽ ngồi trong một chiếc hộp ở trung tâm, theo dõi toàn bộ cuộc đấu và quyết định người thắng cuộc, kẻ phải chết.
*Những nguy hiểm luôn rình rập với những người tham gia cuộc đấu
Đừng nghĩ chỉ những đấu sĩ mới có thể gặp nguy hiểm, ngay cả những khán giả theo dõi trận đấu cũng có thể gặp bất cứ rủi ro gì.
Đó là một lần Hoàng đế Claudius đã ra lệnh cho những người khán giả phải xuống đấu trường do một số trục trặc khiến trận đấu bị gián đoạn. Có nghĩa là bất cứ ai cũng có thể trở thành những kẻ thế mạng.
* Là nơi tàn bạo đầy bí ẩn

Dưới thời các đấu sỹ, Colosseum còn được ví như đường dẫn tới địa ngục. Tại đây đã diễn ra những cuộc chiến đấu đẫm máu giữa cả người và động vật hoang dã. Các nữ đấu sỹ chiến đấu ở Colosseum được gọi là Gladiatrice, trong khi đó, đấu sỹ nam là Gladiator.
Tuy nhiên tại đây không phải bất cứ cuộc chiến đấu nào cũng kết thúc bằng cái chết. Đôi khi các đấu sỹ từ chối giết đối thủ của họ, hoặc có thể chính từ các khán giả đề nghị sự tha thứ, người bại trận vẫn được quyền sống sót. Vào khoảng những năm 1500, nơi này còn là điểm lui tới của các pháp sư.
*Hàng ngàn động vật bị giết chết

Người La Mã từng tổ chức những cuộc săn bắn và các trận đánh khủng khiếp tại đây, khiến hàng ngàn con vật phải bỏ mạng. Lịch sử từng ghi lại có khoảng 9000 con vật bị giết trong ngày hội khai mạc của đấu trường.
Ngày nay, Colosseum là một trong những điểm du lịch chính khi đến với Rome. Bên dưới đấu trường có lối đi ngầm từng được dùng để chuyển động vật và đấu sỹ lên sàn đấu, nay mở cửa đón khách tham quan từ mùa hè năm 2010.
* Những câu chuyện bên dưới sàn đấu trường
Bên dưới sàn đấu có một mê cung tạm gọi như một cái hầm. Đó là nơi để cho các đấu sĩ và động vật ở trước khi bước vào đấu trường. Nó bao gồm các mái vòm, đường hầm lối đi và 36 cửa bẫy.
* Vé tham gia các trận đấu là miễn phí
Vé cho các sự kiện hay trận đấu được tổ chức ở đấu trường Colosseum được miễn phí.
* Không phải tất cả những người tham dự đều được đối xử công bằng
Khi bước vào đấu trường, thông qua các vòm sẽ được đánh số từ I đến LXXVI (đó là 1-76) và có ngăn đá cẩm thạch để tách riêng các tầng lớp tham dự.
* Có các lớp bảo vệ để tránh ánh nắng mặt trời
Thật sự mùa hè ở Rome rất kinh khủng, ánh nắng mặt trời có thể khiến da người phồng rộp lên. Vì thế để bảo vệ khán giả khỏi cái nóng, Colosseum được trang bị một võng như mái hiên để tạo bóng râm mát.
* Các bữa tiệc đều có 3 phần
Những bữa tiệc dài ngày được tổ chức ở đấu trường đều được chia làm 3 phần.
Venatio: Săn bắt động vật
Damnati: Các trò chơi giữa trưa, hoặc là khi hành quyết các tội phạm.
Sự kiện chính: Trận đấu giữa các đấu sĩ
Một số lưu ý khi đến du lịch tại đấu trường La Mã

Nếu không có dự tính trước, bạn vẫn có thể dạo quanh toàn bộ khuôn viên bên ngoài của đấu trường, ngắm nhìn sự đồ sộ, cổ kính của những mái vòm đá vôi ba tầng và sự hài hòa của lối kiến trúc độc đáo này. Sẽ có lý giải cho bạn vì sao lớp dưới cùng của mái vòm được xây dựng không phải vì mục đích thẩm mĩ, mà là để kiểm soát đám đông rất hiệu quả. Còn đi vào bên trong bạn sẽ được khám phá sàn đấu rộng ở phía trên và một mạng lưới ngầm bên dưới, gọi là Hypogeum – trung tâm của công trình, nơi “đào tạo” các đấu sĩ trước khi tham đấu. Và có một tin vui là bắt đầu từ cuối năm 2017, đấu trường đã cho mở cửa tầng 4 – 5, tầng cao nhất để du khách tham quan. Vị trí này cao đến 52m so với mặt đất, các bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ quanh cảnh xung quanh như đồi Palatine, một góc thành Rome và quảng trường La Mã cổ đại. Phương tiện đi lại cũng cực kỳ thuận tiện, đó chính là tàu điện ngầm và xe bus. Tuy nhiên bạn sẽ phải tự động dập vé qua các cửa máy bấm (chứ không có người bán vé như ở Việt Nam) và vé hầu hết được bán tại các quán Tabachi hoặc quán bar hay các máy bấm tự động ở gần bến.
Còn đi vào bên trong bạn sẽ được khám phá sàn đấu rộng ở phía trên và một mạng lưới ngầm bên dưới, gọi là Hypogeum – trung tâm của công trình, nơi “đào tạo” các đấu sĩ trước khi tham đấu
Hiện nay khi tới du lịch đấu trường La Mã bạn sẽ khám phá được nhiều hình thức đa dạng hơn: biểu diễn công chúng , tập trận giả trên biển , săn thú , kịch cổ đại, nhiều lễ hội ….Tất cả vẫn lưu giữ những nét đặc trưng của nền văn minh La Mã cổ xưa. Và biết đâu đến đúng dịp mùa hè, bạn sẽ còn được thưởng thức những buổi biểu diễn hòa nhạc lớn như Paul McCartney và Simon và Garfunkel.
Hy vọng rằng nước Ý xinh đẹp và đấu trường La Mã cổ kính sẽ làm vừa lòng các bạn đến tham quan !
Cảm ơn các bạn đã đón đọc . Chúc các bạn ngày mới vui vẻ . Hẹn gặp lại các bạn trong các chuyên mục sau .